Một số người nổi tiếng Hoàng_hậu

Hoàng hậu đầu tiên của Đế chế La Mã, Livia Drusilla.Hoàng hậu quyền lực nhất của Đông La Mã, Theodora.Hoàng hậu cuối cùng của Đông La Mã, Maria xứ Trebizond.Hoàng hậu đầy quyền lực của Thánh chế La Mã, Maria Theresia.Marfa Samuilovna Skavronskaya, Hoàng hậu đầu tiên của Đế quốc Nga.Hoàng hậu, sau trở thành Nữ hoàng của Đế quốc Nga, Catherine.Hoàng hậu Sisi, vị Hoàng hậu nổi tiếng của Đế quốc Áo.Viktoria, Hoàng hậu nước Đức, con gái của Nữ hoàng Victoria.Võ Tắc Thiên - Hoàng hậu và Nữ hoàng đế của Trung Quốc.Uyển Dung, vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh.Đại Thắng Minh hoàng hậu, hay được biết đến là Dương Vân Nga.Nam Phương hoàng hậu, vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn và lịch sử Việt Nam.Thần Công hoàng hậu, vị Hoàng hậu chiến binh theo truyền thuyết Nhật Bản.Hoàng hậu Michiko, vợ của Thiên hoàng Akihito.Thuần Trinh Hiếu hoàng hậu, vị Hoàng hậu duy nhất của Đế quốc Đại Hàn.

Đế quốc La Mã

  1. Livia Drusilla - vợ của Hoàng đế Augustus, mẹ của Hoàng đế Tiberius, bà là vị Hoàng hậu La Mã đầu tiên được công nhận.
  2. Valeria Messalina - vợ thứ ba của Hoàng đế Claudius. Dù là một người phụ nữ có quyền lực nhưng bà lại bị mang tiếng là tạp hôn, người ta cho rằng bà đã âm mưu chống lại chồng mình và bị xử tử sau khi âm mưu bại lộ.
  3. Julia Agrippina - là cháu gái đồng thời là vợ thứ tư của Hoàng đế Claudius, mẹ của Hoàng đế Nero. Các sử gia cổ đại và đương đại miêu tả bà là người hiểm độc, tham vọng, tàn bạo, và độc đoán.
  4. Julia Domna - vợ của Hoàng đế Septimius Severus, đồng thời là mẹ của hai vị Hoàng đế CaracallaGeta. Bà được xem là một trong những người phụ nữ quan trọng nhất từng thực thi quyền hành đằng sau ngai vàng của Đế chế.
  5. Aelia Eudocia - vợ của Hoàng đế Theodosius II. Một nhân vật lỗi lạc trong thời kỳ hình thành mạnh mẽ Kitô giáo tại La Mã.
  6. Theodora - vợ cả của Hoàng đế Justinianus I. Bà nổi tiếng với quyền lực chính trị, trong một thời gian dài thực hiện đồng trị vì với chồng, một số sử gia đề cập bà với tư cách một Nữ hoàng hơn là Hoàng hậu.
  7. Irene thành Athena - vợ của Hoàng đế Leon IV. Bà từ vị Hoàng hậu, lên Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời con trai là Hoàng đế Konstantinos VI. Một người phụ nữ độc đoán, Irene khi nhận thấy con trai chống lại mình thì ngay lập tức hạ sát con trai để tự cai trị, và bà cũng là người phụ nữ đầu tiên của Đế chế La Mã cổ tự xưng Nữ hoàng. Chính sự không chính danh này của Irene, Giáo hoàng Lêô III có cớ lập nên Thánh chế La Mã, phong Charlemagne lên làm Hoàng đế.
  8. Thánh Theodora - vợ của Hoàng đế Theophilos, đồng thời cũng là nhiếp chính cho Hoàng đế Mikhael III. Bà được biết đến là người đã chấm dứt sự bài trừ thánh tượng trong lòng Đế quốc Đông La Mã và khôi phục lòng tôn kính các biểu tượng tôn giáo, vì vậy mà bà được thờ phụng như một vị thánh trong Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương.
  9. Zoë Porphyrogenita - vợ của ba vị Hoàng đế liên tiếp Romanos III Argyros, Mikhael IVKonstantinos IX. Trong lần lượt các triều đại này, bà giữ vị trí đồng cai trị với tư cách Nữ hoàng cho đến khi giao lại quyền hành cho chồng là Konstantinos IX.
  10. Eirene Doukaina - vợ của Hoàng đế Alexios I Komnenos, mẹ của Hoàng đế Ioannes II Komnenos và nữ sử học gia Anna Komnene.
  11. Helena Dragaš - vợ của Hoàng đế Manuel II Palaiologos. Bà được tôn kính như một vị thánh của Giáo hội Chính Thống giáo Hy Lạp và Giáo hội Chính Thống giáo Serbia dưới tên [Saint Hypomone].
  12. Maria xứ Trebizond - vợ của Hoàng đế Ioannes VIII Palaiologos. Hoàng hậu cuối cùng của Đế chế Đông La Mã.

Thánh chế La Mã

  1. Ermengarde xứ Hesbaye - vợ đầu của Hoàng đế Louis Mộ Đạo. Hoàng hậu đầu tiên được ghi nhận của Thánh chế La Mã.
  2. Judith xứ Bavaria - vợ thứ của Hoàng đế Louis Mộ Đạo. Xuất thân là con gái Bá tước xứ Bavaria, việc kết hôn với Louis đã khiến Judith trở thành một nhân vật tầm cỡ trong triều đại Carolingian. Bà sinh ra người kế vị cho Louis, Hoàng đế Charles le Chauve.
  3. Richardis - vợ của Hoàng đế Carolus Pinguis. Bà nổi tiếng do lòng mộ đạo, cũng như là Nữ tu trưởng đầu tiên của Andlau. Truyền thuyết kể rằng dù có tấm lòng trong sạch, bà vẫn bị chồng sỉ nhục, từ đó bà cũng trở thành một biểu tượng kiên trung bị phũ phàng trong lòng giáo dân. Những truyền thuyết khiến bà được phong Thánh.
  4. Adelaide nước Ý - vợ của Otto Đại Đế. Bà cùng trở thành Hoàng hậu trong buổi đăng quang của chồng, và tiếp tục giữ vai trò chính trị to lớn trong suốt các triều đại về sau. Cháu nội bà là Hoàng đế Otto III kế vị khi còn nhỏ, Adelaide giữ vai trò nhiếp chính sau khi mẹ của Otto III là Theophanu mất, mãi cho đến khi vị Hoàng đế trẻ này tự trị vì.
  5. Hoàng hậu Matilda - vợ của Henry V, Hoàng đế của La Mã Thần thánh, do đó là Hoàng hậu cuối cùng của triều đại Salian. Con gái của Henry I của Anh, Matilda đòi hỏi quyền trị vì nước Anh nhưng không thành công do thế lực của Stephen. Bà là mẹ của Henry II của Anh.
  6. Leonor của Bồ Đào Nha - vợ của Frederick III, Hoàng đế La Mã Thần thánh. Vị Hoàng hậu đầu tiên của triều đại Habsburg.
  7. Isabella của Bồ Đào Nha - vợ của Hoàng đế Karl V. Bà sinh hạ Felipe II của Tây Ban Nha, đồng thời cũng là mẹ của vị Hoàng hậu của La Mã Thần thánh tiếp theo, Maria của Áo - vợ của em họ Hoàng đế Maximilian II. Cũng như chồng mình, Isabella là một người cháu của hai vị Quân chủ Công giáo trứ danh, và bà thường được so sánh với bà ngoại Isabella I vì tính quyết đoán trong nhiều vấn đề chính trị. Khi Karl V phải thường xuyên đi công du và các chiến dịch quân sự, chính Isabella đã giúp ông quản lý các vấn đề trong toàn Đế chế, đặc biệt là ở Tây Ban Nha.
  8. Anna xứ Tyrol - vợ của Hoàng đế Matthias. Với tư cách Hoàng hậu, một người cháu của Hoàng đế Ferdinand I, Anna xuất thân từ nhà Habsburg chính gốc, đem về cho bà lợi thế can thiệp chính trị. Sự kiện đáng nhớ nhất về bà là khi bà chịu trách nhiệm dời đô từ Praha đến Vienna, biến nơi này thành một trung tâm văn hóa của Châu Âu trong nhiều thập kỉ sau. Bà cũng là vị Hoàng hậu đầu tiên của nhà Habsburg được làm lễ trao Hậu miện.
  9. Eleonora Gonzaga - vợ thứ ba của Hoàng đế Ferdinand III. Bà nổi tiếng là một người phụ nữ có học vấn cao cùng tinh thần mộ đạo. Với tư cách Hoàng hậu, bà tham gia nhiều vấn đề về tôn giáo ở Vienna, được chú ý khi dù là người Công giáo ngoan đạo, bà vẫn rất bao dung và kiên nhẫn với phe Kháng Cách.
  10. Eleonor Magdalene xứ Neuburg - vợ của Hoàng đế Leopold I, mẹ ruột của Hoàng đế Joseph I. Xuất thân cao và có học vấn uyên thâm nổi tiếng, Eleonor tham gia nhiều vấn đề chính trị dưới thời chồng và con trai. Từng là nhiếp chính lâm thời vài tháng trong năm 1711, bà tham gia việc ký kết Hiệp ước Szatmár, đánh dấu quyền cai trị của gia đình của bà tại Vương quốc Hungary.
  11. Maria Theresia của Áo - con gái của Hoàng đế Karl VI, vợ của Hoàng đế Franz I đồng thời là mẹ đẻ của Hoàng đế Joseph II. Người cuối cùng của gia tộc nhà Habsburg đầy quyền lực, Maria Theresia đã đòi hỏi quyền kế vị ngai vàng Thánh chế, gây nên Chiến tranh kế vị Áo, cuối cùng khiến Maria Theresia trở thành Hoàng hậu trong khi chồng bà là Franz I tiếp nhận ngai vị. Dù là Hoàng hậu, rồi là Hoàng thái hậu, Maria Theresia vẫn nắm thực quyền của một đồng cai trị trong suốt rất nhiều năm, biến bà thành một Nữ hoàng trên thực tế trong lịch sử của Thánh chế La Mã.
  12. Maria Theresa xứ Naples và Sicily - Hoàng hậu cuối cùng của Thánh chế La Mã, đồng thời là Hoàng hậu đầu tiên của Đế quốc Áo với tư cách là vợ cả của Franz II của đế quốc La Mã Thần thánh.

Đế quốc Nga

  1. Marta Elena Skavronskaya - vợ của Pytor Đại đế. Bà trước là nhân tình, sau được công nhận là vợ chính thức của ông, do đó trở thành Hoàng hậu Nga. Trước khi qua đời, Pytor chỉ định bà trở thành Nữ hoàng của Đế quốc Nga, và bà được biết đến như [Yekaterina I]. Bà sinh ra hai con gái cho Hoàng đế Pyotr, một là Anna, thứ là Elizabeth, người sau này cũng trở thành Nữ hoàng Nga với danh hiệu Elizaveta.
  2. Catherine Alekseyevna - vợ của Hoàng đế Peter III của Nga. Từ vị Hoàng hậu, Catherine sử dụng binh biến và trở thành vị Nữ hoàng vĩ đại [Catherine Đại đế] trong lịch sử Nga.
  3. Maria Feodorovna - vợ của Hoàng đế Pavel I của Nga. Xuất thân từ Công quốc Württemberg, Maria Feodorovna có một nền học vấn xuất sắc, bà được chọn làm vợ kế cho Hoàng đế Pavel (lúc này còn là Thái tử) sau khi vợ đầu của ông là Natalia Alexeievna qua đời. Từ khi còn là Hoàng hậu, bà đã ảnh hưởng to lớn thông qua chồng, sau đó tiếp tục khi bà là Hoàng thái hậu dưới hai triều đại của hai người con trai, Hoàng đế Aleksandr và Nicholas.
  4. Elizabeth Alexeievna - vợ của Hoàng đế Aleksandr I của Nga. Xuất thân từ Bá quốc Baden gốc Đức, Elizabeth có vai trò lớn trong việc giúp đỡ chồng bà bước lên hoàng vị. Dù vậy, khi là Hoàng hậu, Elizabeth bị áp chế bởi người mẹ chồng là Hoàng thái hậu Maria Feodorovna, và Elizabeth Alexeievna cùng chồng mình gần như là ly thân trong suốt triều đại Aleksandr I.
  5. Alexandra Feodorovna - vợ của Hoàng đế Nicholas I của Nga. Xuất thân là một công chúa người Phổ, Alexandra Feodorovna từ khi là Hoàng hậu luôn cố gắng giúp đỡ cố quốc, nhưng đồng thời bà cũng chia sẻ và ủng hộ những tư tưởng chính trị của chồng mình.
  6. Maria Alexandrovna - vợ của Hoàng đế Alexander II của Nga. Xuất thân từ Đại công quốc Hesse, Maria Alexandrovna nhận được một nền giáo dục hoàn hảo, nhưng bà lại không thích đảm nhận vai trò Hoàng hậu mà hay làm những công việc từ thiện lặng lẽ. Bởi lẽ đó, Maria Alexandrovna không được quý tộc Nga mến mộ.
  7. Maria Feodorovna - vợ của Hoàng đế Alexander III của Nga. Con gái của Christian IX của Đan Mạch, bà là em gái của Vương hậu Alexandra của Liên hiệp Anh, Vua Frederik VIII của Đan Mạch và Vua Georgios I của Hy Lạp. Bà sinh ra vị Hoàng đế cuối cùng của Nga, Nikolai II.
  8. Alexandra Feodorovna - vợ của Hoàng đế Nikolai II của Nga. Hoàng hậu cuối cùng của Đế quốc Nga, Alexandra là một người cháu (bên họ ngoại) của Nữ hoàng Victoria, bà nổi tiếng hơn với cái tên thời con gái là [Alix]. Với sự ủng hộ Nikolas II cố gắng giữ chế độ quân chủ, cùng những vấn đề xoay quanh Grigori Rasputin đã khiến Alexandra bị ghét bỏ bởi dân chúng Nga trong những năm cuối cùng của Đế quốc. Bà cùng gia đình gồm chồng, 4 cô con gái và con trai độc nhất đã bị sát hại vào năm 1918.

Đế quốc Áo

  1. Maria Theresa xứ Naples và Sicily - Hoàng hậu cuối cùng của Thánh chế La Mã, đồng thời là Hoàng hậu đầu tiên của Đế quốc Áo với tư cách là vợ cả của Franz II của đế quốc La Mã Thần thánh.
  2. Maria Ludovika xứ Austria-Este - Hoàng hậu của Đế quốc Áo với tư cách là vợ hai của Hoàng đế Franz I. Bà xuất thân là công chúa thuộc hoàng gia Habsburg, con gái của Ferdinand Karl, Đại công tước xứ Austria-Este và là cháu nội của Hoàng đế Francis I và Hoàng hậu Maria Theresia.
  3. Caroline Augusta xứ Bavaria - Hoàng hậu của Đế quốc Áo với tư cách là vợ ba của Hoàng đế Franz I. Bà là con gái của Quốc vương Maximilian I Joseph của Bayern, và trước đó từng có một đời chồng là Thái tử William của Vương quốc Württemberg.
  4. Maria Anna xứ Sardinia - vợ của Hoàng đế Ferdinand I của Áo.
  5. Elisabeth của Áo - vợ của Hoàng đế Franz Joseph I của Áo, mẹ đẻ của Thái tử Rudolf. Bà được biết đến với tên gọi [Sisi], được ngưỡng mộ bởi dân chúng vì là một trong những vị Hoàng hậu đẹp nhất trong lịch sử Châu Âu.
  6. Zita xứ Bourbon-Parma - vợ của Hoàng đế Karl I của Áo. Vị Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Đế quốc Áo.

Đế quốc Đức

  1. Augusta xứ Saxe-Weimar-Eisenach - vợ của Wilhelm I, Hoàng đế Đức. Xuất thân từ Đại công quốc Saxe-Weimar-Eisenach, Augusta là cháu ngoại của Hoàng đế Pavel I của Nga cùng Hoàng hậu Maria Feodorovna.
  2. Viktoria, Hoàng hậu Đức - vợ của Friedrich III, Hoàng đế Đức và là mẹ của Wilhelm II, Hoàng đế Đức. Bà là người con gái lớn nhất của Nữ hoàng Victoria thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh. Do xuất thân nhạy cảm, Viktoria không có một cuộc sống ổn định ở Đức mà bà thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề chính trị do các phe phái chống lại bà. Sau khi chồng bà qua đời, mặc dù là Hoàng thái hậu nhưng bà nhanh chóng bị gạt ra khỏi triều đình, và bà thường được gọi danh hiệu [Hoàng hậu] kèm theo tên chồng, tức [Kaiserin Friedrich].
  3. Augusta Victoria xứ Schleswig-Holstein - vợ đầu của Wilhelm II, Hoàng đế Đức. Xuất thân từ Công quốc Schleswig-Holstein, Augusta Victoria thông qua mẹ là Princess Adelheid, trở thành một người cháu (theo họ mẹ) của Nữ hoàng Victoria. Bà là mẹ của Hoàng thái tử Wilhelm, và cũng là Hoàng hậu cuối cùng của Đế quốc Đức.

Trung Quốc

  1. Lã hậu - nguyên phối của Hán Cao Tổ Lưu Bang, vị Hoàng hậu và Hoàng thái hậu đầu tiên trong lịch sử. Bà nổi tiếng với sự tàn độc và là Nữ chủ nhân chính trị lớn thời kì đầu của Đế quốc Trung Hoa.
  2. Trần A Kiều - nguyên phối của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, xuất thân hiển hách vì có bà ngoại là Đậu Thái hậu, mẹ là Quán Đào công chúa, cậu và chồng đều là Hoàng đế. Sau, Hán Vũ Đế Lưu Triệt lấy lý do "ghen tuông hãm hại" cùng "không sinh được con" mà phế truất bà, biến bà trở thành một trong những Phế hậu nổi tiếng nhất lịch sử.
  3. Vệ Tử Phu - Hoàng hậu thứ hai của Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Nổi tiếng xinh đẹp hiền đức, tại vị ngôi Hậu 38 năm, là vị Hoàng hậu tại vị lâu dài nhất trong lịch sử nhà Hán. Sự đăng quang của bà đem nhiều vinh quang cho cả gia tộc, vốn có nguồn gốc thấp kém.
  4. Vương Chính Quân - nguyên phối của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, mẹ sinh của Hán Thành Đế Lưu Ngao. Bà nổi tiếng là một trong những Hoàng hậu trường thọ nhất lịch sử, và được cho là chịu trách nhiệm trong việc Tây Hán diệt vong, do bà là cô ruột của Tân triều Hoàng đế Vương Mãng.
  5. Đặng Tuy - kế phối của Hán Hòa Đế Lưu Triệu. Xuất thân vọng tộc, tính tình hiền lành đức độ, bà nổi tiếng là một chính trị gia xuất sắc thời Đông Hán, và cũng là người cai trị hiệu quả cuối cùng của nhà Hán trong thời kỳ này.
  6. Võ Tắc Thiên - kế phối của Đường Cao Tông Lý Trị. Từ vị phi tần của Đường Thái Tông, Võ thị dần dần trở thành Hoàng hậu của người kế vị là Cao Tông bằng nhiều thủ đoạn gây tranh cãi trong lịch sử. Là mẹ của hai vị Hoàng đế liên tiếp Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán, Võ thị lần lượt phế truất và tự cai trị với tư cách Nữ hoàng. Bà trở thành Nữ hoàng được công nhận chính danh duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
  7. Tuyên Nhân Thánh Liệt hoàng hậu - nguyên phối của Tống Anh Tông Triệu Thự. Thừa hành quyền nhiếp chính dưới thời cháu trai Tống Triết Tông Triệu Hú, tuy được xem là khá độc tài và gây mâu thuẫn chính trị sâu sắc với Hoàng đế, bà vẫn được sử sách nhà Tống tán dương là [Nữ trung Nghiêu Thuấn], tức "Bậc NghiêuThuấn trong giới đàn bà của thiên hạ", một nhận xét khẳng định vị thế minh quân của bà.
  8. Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu - nguyên phối của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà nổi tiếng hiền hậu, thi hành tiết kiệm hợp lý, lại khoản đãi hậu cung, giúp đỡ Càn Long Đế chuyện trong ngoài hết mực đắc lực.
  9. Kế Hoàng hậu - kế phối của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà là Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh không có thụy hiệu.
  10. Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu - kế phối của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế. Nổi tiếng với tôn hiệu [Từ An Hoàng thái hậu], là đồng nhiếp chính cùng với Từ Hi Thái hậu. Một vị Hoàng hậu nổi tiếng đức độ trong thời gian tại vị, cái chết của bà trong thời gian dài được cho là do Từ Hi Thái hậu ra tay.
  11. Hiếu Định Cảnh hoàng hậu - nguyên phối của Thanh Đức Tông Quang Tự Đế. Bà là Hoàng thái hậu dưới thời Tuyên Thống Đế Phổ Nghi, nổi tiếng trong lịch sử vì đã ký nghị định thoái vị của triều đình Mãn Thanh, về cơ bản đã chấm dứt chế độ quân chủ Trung Hoa hơn 1000 năm lịch sử. Về chính thức, bà là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ quân chủ Trung Hoa.
  12. Uyển Dung - nguyên phối của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi. Bà là Hoàng hậu cuối cùng của Mãn Thanh, nhưng không phải Hoàng hậu cuối cùng của chế độ quân chủ Trung Hoa, do bà được cưới khi Phổ Nghi đã thoái vị.

Việt Nam

  1. Đại Thắng Minh hoàng hậu - trước là Hoàng thái hậu nhà Đinh, sau là Hoàng hậu nhà Tiền Lê với tư cách là vợ cả của Lê Đại Hành. Bà không được ghi lại tên thật, nhưng rất nổi tiếng với cái tên dã sử là [Dương Vân Nga].
  2. Linh Hiển hoàng hậu - chính thất của Lý Thái Tổ, sinh mẫu của Lý Thái Tông và Uy Minh vương Lý Nhật Quang. Có thuyết cho rằng bà là con gái của Dương hoàng hậuLê Đại Hành.
  3. Thượng Dương hoàng hậu - chính thất của Lý Thánh Tông, vốn dĩ được tôn làm Hoàng thái hậu nhiếp chính. Sau do sự tranh đoạt của Linh Nhân thái hậu mà bị bức chết, cùng 72 cung nữ khác.
  4. Linh Từ quốc mẫu - chính thất của Lý Huệ Tông. Bà nổi tiếng vì là mẹ của Lý Chiêu HoàngHiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Sau khi nhà Lý bị nhà Trần thay thế, Linh Từ quốc mẫu sau đó lấy Trần Thủ Độ - người được cho là đạo diễn lớn nhất diễn ra cuộc đổi ngôi giữa hai triều đại này.
  5. Lý Thiên Hinh - chính thất đầu tiên của Trần Thái Tông, sau bị phế. Bà nổi tiếng vì là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam.
  6. Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu - kế thất của Trần Thái Tông. Bà là chị ruột của Lý Thiên Hinh, sinh mẫu của Trần Quốc Khang, Trần Thánh TôngTrần Quang Khải. Bà giữ vai trò quan trọng khiến hai nhà Lý-Trần có mối liên kết vĩnh cữu, khi sinh ra người thừa kế mang cả hai dòng máu này, tức Trần Thánh Tông.
  7. Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu - chính thất của Trần Minh Tông. Là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn, bà nổi tiếng như là một Hoàng hậu đức độ và là biểu tượng hiền hậu của nhà Trần. Về sau bà đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Dương Nhật Lễ kế vị, và bản thân bà cũng bị Dương Nhật Lễ ám hại không lâu sau đó.
  8. Lê Thần Tông Trịnh hoàng hậu - chính thất của Lê Thần Tông. Đương thời bà nổi danh với phẩm hạnh và học vấn uyên thâm, truyền thuyết kể rằng bà còn là bạn thơ của Nữ trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ.
  9. Bắc Cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân - trắc thất của Quang Trung Đế Nguyễn Huệ. Vốn là công chúa nhà Lê trung hưng, con gái Lê Hiển Tông. Nổi tiếng với cuộc hôn nhân chính trị, Lê Ngọc Hân thường được nhắc đến trong rất nhiều truyền thuyết xoay quanh về Nguyễn Huệ.
  10. Thừa Thiên Cao Hoàng hậu - chính thất của Hoàng đế Gia Long, sinh mẫu của Anh Duệ Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. Hoàng hậu đầu tiên của triều Nguyễn, Thừa Thiên Cao Hoàng hậu nổi danh với vị thế vợ cả của Hoàng đế Gia Long, và cũng là Hoàng hậu duy nhất của triều Nguyễn được "song táng" cùng Hoàng đế trong hoàng lăng, vì các Hoàng hậu (do truy phong) khác đều được chôn ở mộ phần riêng so với Hoàng đế.
  11. Lệ Thiên Anh hoàng hậu - chính thất của Hoàng đế Tự Đức. Bà được tôn làm [Khiêm Hoàng hậu] do di chiếu, trở thành một trong ba vị Hoàng hậu "chính danh" hiếm hoi của nhà Nguyễn.
  12. Nam Phương hoàng hậu - chính thất của Hoàng đế Bảo Đại. Bà là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn, và cũng là Hoàng hậu cuối cùng của nền quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam.

Nhật Bản

  1. Thần Công Hoàng hậu - Hoàng hậu theo thần thoại của Thiên hoàng Chūai. Bà nổi tiếng vì là người đã giữ nhiệm vụ nhiếp chính và lãnh đạo thực tế của Nhật Bản từ khi chồng bà chết năm 201, mãi cho đến khi con trai bà Thiên hoàng Ōjin lên ngôi năm 269. Trong thời kì trước của Nhật Bản, nhiều nhận định bà là Nữ Thiên hoàng đầu tiên, nhưng thực tế không ai xác định được sự hiện hữu thực tế của bà.
  2. Ōtomo no Koteko - Hoàng hậu của Thiên hoàng Sushun. Trong lịch sử nhiều năm của hoàng thất Nhật Bản, bà là [Hoàng hậu] được công nhận đầu tiên. Theo Nhật Bản thư kỷ, bà có liên quan đến cái chết của chồng mình, liên quan đến một chuỗi sự kiện ám sát chủ mưu bởi Soga no Umako.
  3. Thiên hoàng Suiko - em gái đồng thời là Hoàng hậu của Thiên hoàng Bidatsu. Xuất thân hoàng tộc Nhật Bản, là con gái Thiên hoàng Kimmei, bà trở thành Hoàng hậu của Bidatsu, đồng thời về sau cũng trở thành Thiên Hoàng sau khi Bidatsu qua đời. Với sự lên ngôi này, bà chính thức trở thành Nữ Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản.
  4. Thiên hoàng Kōgyoku - Hoàng hậu của Thiên hoàng Jomei, về sau trở thành Nữ Thiên hoàng thứ 2 trong lịch sử. riều đại của bà bị gián đoạn do chính biến cung đình của Thiên hoàng Tenji.
  5. Thiên hoàng Jitō - cháu gái và cũng là Hoàng hậu của Thiên hoàng Tenmu, về sau trở thành Nữ Thiên hoàng thứ 3 trong lịch sử. Bà là vị Thái thượng Thiên hoàng là nữ giới đầu tiên, đồng thời là vị Hoàng hậu cuối cùng của lịch sử Nhật Bản được lên ngôi Thiên hoàng.
  6. Tōchi - Hoàng hậu của Thiên hoàng Kōbun, con gái của Thiên hoàng Tenmu. Cuộc đời bi kịch khi phải chứng kiến chính cha ruột của bà ra tay giết chồng mà không làm gì được.
  7. Asukabehime - Hoàng hậu của Thiên hoàng Shōmu, vị Hoàng hậu đầu tiên của dòng họ quyền lực Fujiwara - gia tộc nắm quyền cai trị thực tế của Nhật Bản trong nhiều thế kỉ vào thời Asuka, thời Narathời Heian. Cha bà là Fujiwara no Fuhito, một trong những quyền thần đương thời của Nhật Bản, và là một trong những người đặt nền móng cho gia tộc Fujiwara.
  8. Fujiwara no Shōshi - Hoàng hậu của Thiên hoàng Ichijō. Mẹ của Thiên hoàng Go-IchijōThiên hoàng Go-Suzaku. Xuất thân từ gia tộc danh giá Fujiwara, bà là con gái lớn nhất của Fujiwara no Michinaga. Sự kiện đáng nhớ nhất về bà chính là việc bà đã được hầu cận bởi Murasaki Shikibu - nữ danh sĩ của Nhật Bản.
  9. Fujiwara no Nariko - Hoàng hậu của Thiên hoàng Toba, đồng thời là mẹ của Thiên hoàng Konoe. Từ vị Nữ ngự, Nariko nhanh chóng chiếm được sự sủng ái của Pháp hoàng Toba, và điều này khiến bà tham gia vào đấu tranh chính trị đương thời, khi đưa con trai duy nhất trở thành Thiên hoàng.
  10. Taira no Tokuko - Hoàng hậu của Thiên hoàng Takakura, con gái của Taira no Kiyomori. Bà nổi tiếng vì là người sống sót duy nhất của gia tộc Taira sau trận chiến lịch sử trứ danh của Nhật Bản, Trận Dan no Ura.
  11. Tokugawa Masako - Hoàng hậu của Thiên hoàng Go-Mizunoo và là mẹ của Thiên hoàng Meishō. Bà xuất thân từ gia tộc Tokugawa quyền lực của Nhật Bản, với tư cách là con gái của Tokugawa Hidetada, và cũng là Hoàng hậu Nhật Bản duy nhất mang họ Tokugawa. Việc kết hôn của bà giúp hoàng thất và Mạc phủ tạo một liên hệ, giúp hoàng thất gỡ được vấn đề tài chính đang thiếu thốn, cũng như khoảng cách nhạy cảm của Mạc phủ với hoàng gia.
  12. Ichijō Masako - Hoàng hậu của Thiên hoàng Meiji. Được biết đến với tôn hiệu [Chiêu Hiến Hoàng thái hậu] dưới thời Thiên hoàng Taishō.

Đại Hàn

  1. Minh Thành Thái hoàng hậu - vốn là Vương phi của Triều Tiên Cao Tông khi còn là Quốc vương của Triều Tiên. Bà được biết đến như một người phụ nữ thông tuệ trong vương thất Lý thị, sự cứng rắn của bà đối với chính quyền Nhật Bản đã dẫn đến cuộc ám sát đẫm máu của bà. Dù chưa từng là Hoàng hậu, song người Hàn Quốc vẫn tôn xưng bà với thụy hiệu này như một sự tôn sùng.
  2. Thuần Trinh Hiếu hoàng hậu - Hoàng hậu của Triều Tiên Thuần Tông. Sở dĩ bà được danh xưng Hoàng hậu thay vì Vương phi như những chánh thất của các vua Triều Tiên trước, vì Thuần Tông và Cao Tông xưng Hoàng đế, các vị vua trước chỉ xưng Vương. Bà kế thừa vị trí Trung điện từ Hoàng hậu Minh Thành Hoàng hậu, nhưng lại là người phụ nữ đầu tiên (và duy nhất) ở Hàn Quốc hưởng lễ nghi của một Hoàng hậu.